Lịch sử Phú Quốc

 

Mảnh đất Phú Quốc giàu và đẹp, con người Phú Quốc anh hùng. Nơi đây đã trải qua biết bao gian khổ từ những đau thương của chiến tranh. Tìm hiểu lịch sử không chỉ để thưởng ngoạn di tích thắng cảnh mà còn để bồi bổ kiến thức lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân. Yêu quý điều tốt lành được gìn giữ và tự hào cho hiện tại và tương lai.

 

Chuyện xửa chuyện xưa

Do vị trí địa lý nằm trên hải trình giữa lục địa Ấn – Á, đồng thời khuất trong vùng vịnh. Chính vì lí do đó, đây là nơi neo đậu lý tưởng của thuyền bè. Quá trình quần cư cộng đồng ở Phú Quốc diễn ra hết sức tự nhiên. Đó chính là những ngư dân cư ngụ và làm nghề chài lưới dọc theo vùng biển miền Trung của Việt Nam. Khi đến đây gặp nhiều sản vật cùng điều kiện thuận lợi nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp.

 

Câu chuyện sự tích kể về một người phụ nữ An Nam giàu có tên là Kiêm Giao đã thuê một số người đến đây trồng lúa. Họ cùng nhau cư ngụ tại bãi đất trống và đặt tên là Phước Lộc tức vùng Cửa Cạn hiện nay. Công việc trồng lúa rất thuận lợi và phát triển. Bà Kiêm Giao sống liên tục tại Phước Lộc. Và chưa hề rời đảo kể từ khi bắt đầu đến đây cho đến khi mất vào lúc 70 tuổi.

 

Phú Quốc đón khách du lịch
Phú Quốc đón khách du lịch

Đầu thế kỷ 17, vùng đất hoang vu này là nơi trú ngụ của hải tặc trên vịnh Thái Lan. Sau đó có một số người Việt và Hoa di cư đến và tạm trú bằng nghề đánh bắt hải sâm. Cuối thế kỷ 17, dưới thời Mạc Cửu, Phú Quốc là một tổng thuộc trấn Hà Tiên. Sang thế kỷ 18, Phú Quốc là nơi nương náu của chúa Nguyễn, ba lần tẩu quốc tránh né quân Tây Sơn. Khi lưu lạc đến Phước Lộc, chúa Nguyễn Ánh nghe lại câu chuyện xưa và đã đổi Phước Lộc thành Phú Quốc để đặt tên cho cả hòn đảo.

 

Minh hương đất khách

Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông. Mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp. Phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1680.

 

Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng. Thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra các sòng bạc dọc bờ biển gồm:
– Mán Khảm (hay Mang Khảm)
– Long Kỳ hay Peam (Ream)
– Cần Bột hay Cần Vọt (Kampot)
– Hương Úc hay Vũng Thơm (Kampong Som)
– Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas)
– Linh Quỳnh (Kiri Vong)
– Đảo Phú Quốc (Koh Tral tức vùng đất giàu có)

 

Thủ phủ đặt tại Mán Khảm tức vùng đất Hà Tiên kéo dài qua Rạch Giá đến Cà Mau. Sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Cần Cao). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp. Dần dần vùng đất này có tên gọi mới là Căn Khẩu Quốc. Và trở thành một lãnh địa phồn vinh có thương cảng quan trọng trong bán đảo Đông Nam Á.

 

Năm 1708, theo lời khuyên của mưu sĩ họ Tô. Mạc Cửu đã liên lạc với chúa Nguyễn Phúc Chu xin quy phục và đem đất Mang Khảm xin dâng biểu. Năm 1714, Mạc Cửu được chúa Nguyễn phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai. Được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.

 

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ. Ông được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn với tước Cửu Ngọc hầu. Năm 1739, công cuộc khai khẩn của Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện. Bao gồm: Long Xuyên, Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu) trực thuộc dinh Long Hồ. Năm 1757, Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai phá thêm 5 phủ đặt trực thuộc trấn Hà Tiên. Đặt trấn lỵ là Phương Thành, lập thêm đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Long Xuyên ở Cà Mau.

Tuy chưa thiết lập hành chính nhưng dưới sự chỉ huy của Mạc Thiên Tích cũng đã hình thành một số thôn ấp của người Việt. Như thôn An Hòa, thôn Thới Thạnh, thôn Tân Quy, thôn Cẩm Sơn, thôn Mỹ Thạnh, thôn Phước Sơn, thôn Tiên Tính. Cùng các phố, sở, điếm của người Hoa và sóc phum của người Khmer. Ông cũng cho lập đàn trên đỉnh núi Hòn Chảo để dân trên đảo đốt lửa to làm hiệu cho Phương Thành khi có biến.

Năm 1755, Nặc Nguyên (Khmer) nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua. Và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền đông nam Chân Lạp. Trong đó, gồm Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột và Chưng Rừm (tức Chhuk) nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm, có thể là Trực Sâm hay phủ Chân Sum nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bảy núi An Giang, nơi đây có núi Chân Sum), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong).

 

Bóng dáng người phương Tây

Năm 1770, nhà truyền giáo Pierre Pigneu de Béhaine (Bá Đa Lộc) đặt chân lên Phú Quốc. Xác nhận cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, không sử dụng tiếng Khmer. Cũng trong thập nhiên này, chúa Nguyễn suy yếu. Quân Xiêm nhiều phen đưa quân cướp phá đập tan thành lũy Phương Thành nên công cuộc phát triển Hà Tiên và Phú Quốc bị đình hoãn.

 

Đến 1774, quân Tây Sơn tiến đánh chúa Nguyễn buộc Nguyễn Anh phải chạy dần về phương Nam. Mạc Thiên Tích và tùy tướng phò Hoàng tử Xuân trong hoàng tộc nhà Nguyễn chạy sang Xiêm nương náu. Nhưng không may đã bị giam giữ nên đã tự vẫn chết trên đất Siam vào ngày 05/10/1780.

 

Cũng trong năm 1780, Nguyễn Ánh phải tháo chạy ra Phú Quốc lần 1. Đến năm 1782 tiếp tục chạy ra Phú Quốc lần 2 nhưng bị truy cùng đuổi tận nên phải chạy ra Côn Đảo. Đến tháng 02/1783 trở lại Phú Quốc nhưng bị quân Tây Sơn phát hiện tung tích. Và cho truy kích nên phải chạy trở ra Côn Đảo lánh nạn. Về quãng thời gian Nguyễn Ánh trú ngụ tại Phú Quốc. Di tích còn lại là ngôi mộ của một hoàng tử thất lộc lục 3 tuổi ở Bãi Sao và một Giếng Ngự cùng nhiều bia đá chữ đã mờ tục gọi là Đá Chữ.

 

Lối vào Phú Quốc thế kỷ 19
Lối vào Phú Quốc thế kỷ 19

Sau năm 1802, vua Gia Long nhớ ơn cưu mang nên đã thực thi một số biện pháp khuyến dụ nhân dân. Đồng thời tăng cường kiểm soát an ninh trên đảo. Phú Quốc trở thành một sở thuộc đạo Long Xuyên. Năm 1810, đưa sở Phú Quốc về thuộc trấn Hà Tiên. Nơi đây dần phát triển phồn thịnh, dân số tăng nhanh, cây cối ruộng nương xanh tốt. Thuyền buôn các nơi từ Chân Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa đến neo đậu và mua bán rất đông. Dân số gần 2.000 người được chia thành 13 thôn.

 

Trại cá làng chài Hàm Ninh
Trại cá làng chài Hàm Ninh

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Siam và Cochin China (Việt Nam), đã ghé thăm và khám phá đảo Phú Quốc. Ngày 13/03/1822, Crawfurd neo tàu để lên hòn đảo lớn nhất ở hướng Tây Bắc. Đảo này có nhiều người sinh sống, họ mến khách và họ toàn là người Cochin China. Trên đảo cũng có người Hoa gốc Hải Nam nên dễ dàng cho đoàn của Crawfurd thông dịch. Crawfurd được người trên đảo bảo rằng, đoàn người của ông là những người châu Âu đầu tiên mà họ thấy ghé thăm đảo.

 

Ông nhận thấy người dân trên đảo khá cởi mở, già trẻ, gái trai không thấy bị lễ giáo ràng buộc nhiều. Crawfurd trao đổi với các vị quan trên đảo thông qua người thông dịch gốc Hoa của mình. Thực ra họ chỉ dùng bút đàm, chứ không cần hé môi một lời nào. Đảo này tiếng Cochin China gọi là Phu-kok (Phú Quốc), tiếng Thái là Koh-dud, hoặc “đảo xa xôi”. Tiếng Campuchia thì gọi đảo này là Koh-trol, hay đảo con thoi. Bản đồ cũ thì gọi là Quadrole.

 

Phái đoàn Pháp đến Phú Quốc 1922
Phái đoàn Pháp đến Phú Quốc 1922

Đây là đảo lớn nhất phía đông vịnh Xiêm, dài không dưới 34 dặm. Sản vật quý giá nhất trên đảo là lignum aloes hay agila wood (trầm hương). Dân số Phú Quốc từ 4.000 – 5.000 người, hầu hết là người Việt. Một số ít là người Hoa tạm trú (người Khách). Người dân trên đảo, ngoài trồng cây ăn trái và rau cải, họ trồng nhiều nhất là Convolvulus batatas (khoai lang). Họ nhập lúa gạo từ Kang-kao (Cảng Khẩu, Hà Tiên). Đa số dân Phú Quốc làm nghề đánh cá, sống chủ yếu ở bờ Đông của đảo. Ngày 17/03/1822, Crawfurd rời Phú Quốc đi Bangkok.

 

Thời Minh Mạng thập niên 1830, Phú Quốc thường bị quân Siam quấy phá. Hải tặc hoành hành khiến dân cư trên đảo trở nên thưa thớt. Tiếp các đời vua Thiệu Trị và Tự Đức. Mặc dù tăng cường bố phòng nhưng do sự suy thoái của chế độ phong kiến nên tình hình Phú Quốc ngày càng mất ổn định. Quân Siam liên tục tấn công, triều Nguyễn không đủ sức bảo vệ. Dân đảo Phú Quốc phần bị quân Siam bắt giữ, phần bỏ về đất liền. Thôn xóm ruộng nương hoang phế, cây mọc dần trở thành rừng. Làng Hàm Ninh xanh tốt với gần 700.000 dân trở thành hoang vắng, không ai nhận ra vết tích của một trong những trung tâm trù phú nhất vùng Hà Tiên một thế kỷ trước.

 

Xác định cương vực

Năm 1855, Hoàng đế Napoleon III của Pháp xác nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam nằm ở hạt Hà Tiên. Tổng Phú Quốc lúc bấy giờ bao gồm cả hai đảo Ile du Milieu và Ile à l’Eau (còn gọi là Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài),. Năm 1956, hai đảo này đã bị mất về lãnh thổ Campuchia, nay gọi là Koh Thmei và Koh Seh.

 

Năm 1862, Pháp ký kết hiệp ước buộc Siam cam kết “không nhúng tay vào việc của Pháp ở Nam kỳ”. Từ đó, nạn hải tặc được dẹp yên. Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên đảo Phú Quốc. Nông nghiệp được phát triển với các loại cây dừa, cau, hồ tiêu có năng suất rất cao.

 

Quá trình tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước Việt Nam và Campuchia diễn ra cực kỳ phức tạp. Thậm chí từng nhiều phen xung đột vũ trang. Ngày 31/01/1939, toàn quyền Đông Dương là nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà hoạch định chính sách Jules Brévié gửi thư cho Thống đốc Nam Kỳ cùng Khâm sứ Campuchia. Vạch đường hợp với kinh tuyến Bắc tạo góc 1400. Đường đó vòng qua phía Bắc đảo Phú Quốc và cách 3 km tính từ các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển phía Bắc đảo Phú Quốc. Ấy là đường Brévié.

 

Nội dung thư quy định rằng tất cả đảo phía Bắc đường Brévié do Campuchia quản lý. Tất cả đảo phía Nam đường Brévié, kể cả toàn bộ đảo Phú Quốc, do Nam Kỳ tiếp tục quản lý. Khâm sứ Pháp ở Campuchia cho đăng thư đó trong mục Thông tư trên Công báo Campuchia. Bởi vậy một số người gọi lầm thư thành “thông tư Brévié”.

 

Đường Brévié
Đường Brévié

Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển. Đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc. Công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam. Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bác bỏ đề xuất lấy đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển. Và tiến hành mở rộng hải phận của Việt Nam. Khmer Đỏ đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975). Năm 1999, Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam thống nhất về đường Brevie và Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Phú Quốc thời Pháp thuộc

Ngày 25/05/1874, sau nhiều lần khảo sát và nhận thấy nguồn tài nguyên dồi dào. Pháp đã tách Phú Quốc ra khỏi Hà Tiên để biệt lập thành hạt Phú Quốc. Bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100°Đ – 102°Đ và 9°B – 11°30’B. Mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán. Pháp tuyển mộ người bần cùng từ Bắc Trung Nam đi phu tại các đồn điền trồng dừa, cao su và hồ tiêu.

 

Đồn điền cao su
Đồn điền cao su

Ngày 16/06/1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Quốc, Hàm Ninh, Phú Dự. Từ ngày 05/01/1876, các thôn gọi là làng, thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 18/05/1878, đổi tên làng Lạc Hiệp thành làng Lạc Phú. Từ ngày 12/01/1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc. Ngày 04/10/1912, nhập hai làng An Thới và Lạc Phú vào làng Dương Đông. Từ ngày 09/02/1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc.

Làng Dương Đông
Làng Dương Đông

Đầu thập niên 1900, Phú Quốc gồm 2 làng Dương Đông và Hàm Ninh dần hồi sinh. Dân cư tụ hội, ruộng vườn mở mang, nghề làm nước mắm được khôi phục, thương lái khắp nơi đến buôn bán. Ngoài nước mắm, người dân Phú Quốc còn bán cá muối và rùa bắt được ở chân núi. Nhựa và dầu thực vật ở trong rừng, thú rừng như nai và lợn rừng cùng trâu bò hoang dã.

Hành chính Phú Quốc năm 1942
Hành chính Phú Quốc năm 1942

Khoảng năm 1920, một số nhà tu hành như Ngô Văn Chiêu người sáng lập đạo Cao Đài. Cùng Nguyễn Kim Môn tức Thiền sư Gia Minh đến lập đạo tràng, dựng chùa, giảng đạo càng tăng thêm tính ổn định cho đảo. Nhưng với chính sách cai trị của Pháp, đời sống người dân xứ đảo vô cùng cơ cực. Người làm nông phần lớn làm culi cho các chủ đồn điền, người trung nông làm nước mắm bị o ép bằng các loại thuế. Ngư dân bị bắt buộc phải vào hợp tác xã ngư nghiệp để Pháp độc quyền buôn bán vật liệu và thu mua cá.

Kho muối của chính quyền Pháp
Kho muối của chính quyền Pháp

Ngày 25/04/1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Các làng gọi là xã, giải thể xã Phú Dự. Còn lại hai xã Dương Đông và Hàm Ninh, dân số năm 1965 là 12.449 người. Để thực hiện kế hoạch khai khẩn Phú Quốc với các công trình xây dựng đường giao thông, cảng neo đậu, công trình công cộng. Pháp đã chuyển hàng ngàn tù thường phạm từ đất liền ra đảo từ cuối năm 1942.

 

Hàng loạt nhà tù nhỏ dành cho lao động khổ sai được lập nên. Đây gần như một công trường gắn liền với một nhà tù. Kèm theo là lực lượng hiến binh cùng lính dân vệ địa phương được trang bị đầy đủ vũ khí để canh giữ tù nhân. Đặc biệt phát triển thêm lực lượng đàn khuyển nghiệp vụ được huấn luyện từ giống chó nòi hoặc giống chó Phú Quốc.

Chó Phú quốc canh giữ tù nhân
Chó Phú quốc canh giữ tù nhân

Cuối năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Hoàng Kiệt, một tướng lĩnh Quốc dân đảng, gốc tỉnh Hồ Nam. Ông dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn xin Pháp tá túc 3 năm. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, tháng 05/1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền. Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 ha gọi là “Trại Cây Dừa”, có sức giam giữ 14.000 tù nhân.

 

Địa ngục nơi trần gian

Ngày 24/11/1953, Pháp chuyển giao toàn bộ quyền cai trị Phú Quốc cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đây là chính quyền tay sai do Pháp dựng lên Bảo Đại làm bù nhìn. Đến ngày 21/07/1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ. Hiệp định Genève được ký kết, người dân xứ đảo chưa kịp vui mừng đón chào độc lập. Hoa Kỳ gây áp lực với Pháp. Buộc Bảo Đại phải bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng toàn quyền Quốc gia Việt Nam. Phú Quốc lại rơi vào chính sách cai trị hà khắc. Nơi đây là địa danh được biết đến như là một địa ngục nơi trần gian của những người Việt yêu nước.

Pháp chuyển giao Phú Quốc cho Quân đội Quốc gia Việt Nam
Pháp chuyển giao Phú Quốc cho Quân đội Quốc gia Việt Nam

Ngày 22/10/1956, chính quyền Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh phân chia miền Nam thành 23 đơn vị hành chánh, gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Hà Tiên và đảo Phú Quốc sáp nhập với tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến năm 1957, Phú Quốc trở thành một quận của tỉnh Kiên Giang và đặt quận lỵ tại Dương Đông. Để tách lực lượng Cách mạng khỏi dân, hàng trăm gia đình đồng bào Công giáo từ Hà Tĩnh, Nghệ An được đưa đến định cư. Các khu Trù mật, khu Dinh điền và hàng loạt Ấp chiến lược được thành lập. Cây Dừa được nâng cấp mở rộng thành trại giam khổng lồ.

 

Đầu năm 1969, số tù binh trên đảo lên tới con số hàng chục ngàn không thể kiểm soát. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cải biến Phú Quốc từ cấp chi khu trực thuộc tiểu khu Kiên Giang. Khu Chiến thuật 42 của Vùng 4 Chiến thuật thành Đặc khu biệt lập trực thuộc Vùng 4 Chiến thuật.

Trại giam tù binh cộng sản
Trại giam tù binh cộng sản

Đầu năm 1972, tỉnh Châu Hà được thành lập. Cuối năm 1973, tỉnh Long Châu Hà được thành lập. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh. Lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Chính quyền Sài Gòn buộc phải trao trả hàng chục ngàn tù binh tại Phú Quốc cho lực lượng Cách mạng. Trại giam Cây Dừa được giải thể. Phú Quốc từ một căn cứ quân sự trở lại là một quận hành chính thuộc tỉnh Kiên Giang. Tuy vậy, đến tận cuối năm 1974, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì bộ máy kìm kẹp gắt gao. Phú Quốc đã hưởng ứng cuộc nổi dậy khi chính quyền cách mạng tuyên bố chấm dứt thương thuyết. Nhằm phát động quân dân toàn miền tiến lên giải phóng miền Nam.

 

Phú Quốc hồi sinh

Vào lúc 17:00 ngày 30/04/1975, Kiên Giang được giải phóng, quân dân hoàn toàn làm chủ thị trấn Dương Đông. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.

 

Ngày 04/05/1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. Ngày 10/05/1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Châu. Dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27/05/1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Châu.

 

Thiên đường đảo ngọc

Ngày 11/02/2003, giải thể xã An Thới để thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm. Ngày 17/09/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg, công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II. Cuối năm 2019, huyện Phú Quốc có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Bao gồm 2 thị trấn: Dương Đông (huyện lỵ), An Thới. Và 8 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Hòn Thơm, Thổ Châu.

 

Ngày 17/02/1979, chia xã Cửa Dương thành hai xã Cửa Dương và Cửa Cạn. Chia xã Dương Tơ thành hai xã Dương Tơ và An Thới. Ngày 24/04/1993, thành lập xã Thổ Châu trên cơ sở quần đảo Thổ Châu. Thành lập xã Bãi Thơm từ một phần các xã Cửa Dương và Cửa Cạn. Ngày 18/03/1997, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cửa Cạn.

Hành chính Phú Quốc hiện nay
Hành chính Phú Quốc hiện nay

Ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và 179.480 người của huyện Phú Quốc.
– Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Dương Đông.
– Thành lập phường An Thới trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.
– Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc có 2 phường và 7 xã trực thuộc như hiện nay.

 

Thông tin Tours du lịch Phú Quốc:

Giá chỉ từ: 2,279,000 đồng/ 1 khách

Đặt tours tại: https://vietnampleasetour.com/vi/tour_category/phu-quoc-tour-vi/

Liên hệ: 0937195195 (Mr Nghĩa)

Email: vietnampleasetour@gmail.com